“Hiểm hoạ” của thuốc lá đối với sức khoẻ sinh sản

Hút thuốc lá là hút vào cơ thể hơn 7000 hóa chất độc hại và 69 chất gây ung thư. Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh phổ biến như ung thư dương vật ở nam giới; ung thư âm hộ, ung thư tử cung ở nữ giới và đặc biệt người hút thuốc lá có nguy cơ bị vô sinh cao hơn so với người bình thường.

Hút thuốc lá tác động tới chất lượng tinh trùng của nam giới

Hút thuốc lá ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng của nam giới

Hút thuốc lá ảnh hưởng tới nồng độ tinh trùng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng tinh trùng giảm 23% ở nam giới hút thuốc, nồng độ hormon testosterone cần thiết cho việc sản xuất tinh trùng giảm thấp hơn. Hút thuốc cũng gây nên viêm hệ thống sinh dục làm tinh trùng khó xâm nhập vào trứng.

Hình thái tinh trùng: Hút thuốc làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng, làm giảm chất lượng tinh trùng và làm thay đổi hình dạng tinh trùng. Tinh trùng có thể không biết bơi, không có khả năng thụ tinh cho trứng. Nam giới hút thuốc làm cho tinh trùng ít khỏe mạnh hơn và sản sinh ra những hormon bất thường ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Khả năng hoạt động của tinh trùng: Một số nghiên cứu đã tìm thấy trong tinh dịch có thành phần thuốc lá kìm hãm sự hoạt động của hệ thống enzym cholin acetyltransferase, mà enzym này lại cần thiết cho sự hoạt động của tinh trùng.

Khả năng di chuyển của tinh trùng tức là khả năng bơi của chúng bị giảm đến 13% ở nam giới hút thuốc, hoặc bơi không đúng cách hoặc gặp khó khăn khi tiếp cận trứng và thụ tinh.

Hút thuốc gây liệt dương: Những người hút thuốc có nguy cơ bị liệt dương cao gấp 2 lần, do gây xơ vữa động mạch ở dương vật làm giảm tưới máu mà chúng ta gọi là liệt dương do mạch máu. 82% – 97% nam giới có liệt dương do mạch máu có hút thuốc. Ở những nam giới hút thuốc lâu thì nguy cơ bị liệt dương do mạch máu cao hơn, ở những người nghiện thuốc nặng thì nguy cơ đó còn cao hơn nữa.

Ngoài liệt dương do xơ vữa mạch, hút thuốc còn dẫn đến liệt dương do co mạch (làm giảm dòng chảy do động mạch bị co hẹp lại), chỉ cần hút 2 điếu thuốc có thể gây ra co thắt động mạch dương vật cấp.

Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của nữ giới

Hút thuốc ảnh hưởng tới thai nhai

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng phụ nữ hút thuốc trên 15 điếu một ngày sẽ tăng thời gian để thụ thai và suy yếu khả năng duy trì thai nhi. Người hút thuốc có nguy cơ sảy thai tự phát cao hơn từ 1,5 tới 3,2 lần so với người không hút thuốc.

Hút thuốc có thể làm thay đổi nồng độ hormone estrogen và hormone kích thích nang, gây tổn thương noãn bào, thậm chí phá hủy noãn bào, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.

Cơ thể nữ giới nghiện thuốc sẽ bị thay đổi mật độ của một số hormone, bao gồm estrogen và nang kích thích hormone. Vì vậy sự rụng trứng có thể không xảy ra bình thường đối với người hút thuốc.

Đối với những phụ nữ hút thuốc còn bị rối loạn trong chức năng vòi trứng. Sự gia tăng mức độ hormone dẫn tới thay đổi hoạt động bình thường của trứng qua vòi trứng. Ở một số trường hợp, sự thay đổi mức hormone có thể làm tăng quá trình phôi thai vào trong tử cung. Vì thời gian rất quan trọng để tạo môi trường tốt để giữ được phôi bên trong tử cung, nếu phôi sớm vào tử cung có thể dẫn tới hỏng vì chưa bám chặt và dễ dẫn tới xảy thai tự phát.

Một số người hút thuốc mức hormone có thể làm giảm hoạt động của trứng qua vòi trứng. Điều này có thể dẫn tới mang thai dị dạng. Nguy cơ mang thai dị dạng ở người hút thuốc cao hơn 2,2 tới 4 lần người không hút thuốc.

Đặc biệt, đối với nữ giới, hút thuốc hay hút thuốc thụ động cũng có thể dẫn đến nhiều căn bệnh phụ khoa như: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng ống Fallop, ung thư tử cung, ung thư vú…Nguy hiểm hơn, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu tới khả năng mang thai, khiến thai nhi bị dị dạng, thậm chí còn gây vô sinh.

Để hưởng niềm vui vẹn tròn được làm cha, làm mẹ và sinh ra những em bé khỏe mạnh thì mỗi người, đặc biệt là nam giới cần phải từ bỏ thuốc lá. Phụ nữ, nhất là phụ nữ đang mang thai cần tránh xa những nơi có hút thuốc để tránh nhiễm bệnh từ khói thuốc lá thụ động.

Ngọc Phượng, Mạnh Hùng – CDC QN